Công ty kiểm định tại TP HCM

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 1235 | Cật nhập: 9/24/2022 6:02:23 AM | RSS

Giá bán: VND

Giá trên web chỉ mang tính chất tham khảo.

S.lượng:

Công ty kiểm định và Chứng nhận an toàn chịu lực công trình xây dựng

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ SCE là doanh nghiệp Tư vấn Thiết kế - Giám sát thi công - Thẩm định - Thẩm tra - Kiểm định chất lượng - Chứng nhận an toàn chịu lực - Chứng nhận sự phù hợp chất lượng cho tất cả các công trình dân dụng và công nghiệp.

SCE hiện đang sở hữu Phần mềm bản quyền phân tích chất lượng công trình xây dựng nhập từ Mỹ và nhiều máy móc thiết bị nhập từ Thụy Sĩ là một nước chuyên nghiên cứu và sản xuất các máy móc & thiết bị kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.

Chúng tôi sẽ đáp ứng được tất cả các nhu cầu của Quý khách hàng với chi phí hợp lý.

Máy móc, phần mềm, và nhân sự thực hiện kiểm định

1) Sở hữu một số Máy móc thiết bị sản xuất từ các nước uy tín như Italia, Thụy Sĩ, Malaysia, China....

2) Sở hữu một số Phần mềm bản quyền sử dụng để phân tích sức khỏe công trình ( KNCL ) từ nước Mỹ ( USA ) là nước mạnh hàng đầu thế giới.

3) Cán bộ có trình độ và kinh nghiệm chuyên sâu về cấu trúc công trình.

4) Phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng LAS-XD


Có ba hình thức để quản lý chất lượng công trình xây dựng

1) Kiểm định công trình xây dựng ( đang thi công hoặc đang sử dụng )

2) Chứng nhận công trình đủ an toàn chịu lực ( công trình mới thi công xong một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình đang sử dụng )

3) Chứng nhận công trình phù hợp chất lượng ( công trình mới thi công xong một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình đang sử dụng )

Trường hợp nào thì cần kiểm định

1) Kiểm tra chất lượng công trình đang thi công:

- Khi có nghi ngờ về chất lượng công trình đang thi công. Chủ đầu tư cần kiểm định để xác nhận công trình chỗ nào đạt và chỗ nào chưa đạt yêu cầu kỹ thuật

- Khi công trình đang thi công bị nứt, võng, lún, nghiêng hoặc sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình.

- Khi Chủ đầu tư có nhu cầu cần kiểm tra chất lượng để yên tâm trước khi công trình hoàn thiện và đưa vào sử dụng

2) Kiểm tra nguyên nhân làm công trình liền kề bị hư hại ( lún, nghiêng, nứt, sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình ):

- Xác định nguyên nhân gây hư hỏng công trình liền kề, do công trình đang thi công hay do công trình bị hư hỏng từ trước.

3) Kiểm tra công trình đang sử dụng

- Công trình đang được sử dụng bị xuất hiện các dấu hiệu nghiêng, võng, lún, nứt... thì cần kiểm tra ngay để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản bên trong công trình

Mục đích kiểm định

- Xin phép xây dựng cải tạo sửa chữa

- Xin phép xây dựng cải tạo mở rộng diện tích sàn

- Xin phép xây dựng cải tạo nâng tầng

- Xin phép xây dựng để thay đổi vị trí cầu thang bộ trong công trình

- Xin phép xây dựng để thi công kết cấu lắp đặt thêm thang máy

- Xin phép xây dựng để lắp đặt thêm thiết bị lên công trình: hệ thống năng lượng mặt trời, bồn nước, bảng quản cáo....

- Giải quyết các tranh chấp trong xây dựng

- Xác định chi phí công trình đang xây dựng dang dở, xác định chi phí khối lượng công việc đã thi công chất lượng và khối lượng chưa thi công

- Kiểm tra chất lượng để thực hiện công việc thiết kế và thi công cải tạo gia cố cấu trúc công trình nhằm đảm bảo an toàn sử dụng công trình, nhằm nâng cao tuổi thọ công trình xây dựng.

Tái bút

1) Công tác kiểm định chất lượng công trình là công việc rất quan trọng, không chỉ đơn giản chỉ là đáp ứng cho Chủ đầu tư các giấy chứng nhận và Hồ sơ kiểm định để phục vụ cho công việc xin phép cải tạo sửa chữa công trình. Công việc kiểm định cần được kiểm tra chi tiết cấu trúc công trình, xử lý số liệu, phân tích cấu trúc, tính toán, và đối chiếu các giới hạn cho phép mà TCVN đã đưa ra. Từ đó, chúng ta sẽ có kết quả về chất lượng công trình xây dựng.

2) Nếu không sử dụng Phần mềm bản quyền phân tích sức khoẻ công trình thì công việc phân tích, tính toán và kiểm tra khả năng chịu lực của công trình xây dựng sẽ rất khó đảm bảo về mặt kỹ thuật và tính pháp lý.

Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp để chúng tôi tư vấn và hướng dẫn cách giải quyết các nhu cầu của khách hàng nhé.

Qúy khách hàng có thể liên hệ một trong các hình thức sau:

Cách 1: Liên hệ trực tiếp tại Văn phòng công ty, địa chỉ: 39/17A/3 đường số 22, phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Cách 2: Gọi điện trực tiếp: 0919661065 ( Zalo )

Cách 3: Gửi thông tin của Quý khách trực tiếp tới Email: sce.groups@gmail.com để chúng tôi liên hệ với Quý khách

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÔNG VIỆC KIỂM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN AN TOÀN CHỊU LỰC ( theo văn bản số 03/2011/TT-BXD )

I. Khái niệm về hoạt động Kiểm định - Giám định - Chứng nhận sự phù hợp - Chứng nhận an toàn chịu lực

1) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng ( viết tắt là: KIỂM ĐỊNH )

Là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.

2) Giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực ( viết tắt là: GIÁM ĐỊNH )

Là hoạt động kiểm định do cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hoặc trưng cầu, yêu cầu thực hiện

3) Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng ( viết tắt là: CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP )

Là việc đánh giá, xác định chất lượng công trình xây dựng hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng phù hợp với thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình xây dựng.

4) Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực công trình xây dựng ( viết tắt là: CHỨNG NHẬN AN TOÀN CHỊU LỰC )

Là việc chứng nhận chất lượng phù hợp theo nội dung an toàn chịu lực

II. Các trường hợp thực hiện kiểm định, giám định

1. Các trường hợp phải thực hiện việc kiểm định:

a) Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;

b) Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;

c) Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;

d) Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;

đ) Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Các trường hợp thực hiện việc giám định:

a) Khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng (giám định tư pháp xây dựng);

b) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật (gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước).

III. Các trường hợp thực hiện chứng nhận an toàn chịu lực và chứng nhận chất lượng phù hợp

1. Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa, bao gồm:

a) Nhà chung cư từ cấp II trở lên; nhà ở riêng lẻ theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

b) Công trình công cộng:

- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông có quy mô từ 4 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn cho một hạng mục công trình từ 500m2 trở lên;

- Trạm y tế, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, phòng chống dịch bệnh và các cơ sở y tế khác có quy mô từ 4 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn cho một hạng mục công trình từ 500m2 trở lên;

- Trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và các loại trường khác từ cấp II trở lên;

- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực từ cấp II trở lên;

- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc từ cấp II trở lên;

- Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, nhà hàng ăn uống, giải khát từ cấp II trở lên;

- Sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện từ cấp II trở lên;

- Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác từ cấp II trở lên;

- Các nhà ga hàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ôtô từ cấp II trở lên;

- Nhà bưu điện từ cấp II trở lên;

- Nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, nhà khác, nhà nghỉ từ cấp II trở lên;

- Công trình vui chơi, giải trí từ cấp II trở lên;

- Nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày và các công trình khác có chức năng tương tự từ cấp I trở lên;

- Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình nằm trong khu dân cư từ cấp I trở lên.

c) Công trình công nghiệp dầu khí từ cấp II trở lên gồm:

- Giàn khoan thăm dò, khai thác trên biển;

- Nhà máy lọc hóa dầu;

- Nhà máy chế biến khí;

- Kho xăng dầu;

- Kho chứa khí hóa lỏng;

- Tuyến ống dẫn khí, dầu.

d) Đập thủy lợi, thủy điện, hồ chứa từ cấp II trở lên;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật:

- Đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao;

- Ga ra ô tô và xe máy từ cấp II trở lên;

- Công trình tàu điện ngầm;

- Cầu đường bộ, cầu đường sắt từ cấp I trở lên;

- Hầm đường ôtô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ từ cấp I trở lên;

- Hệ thống cáp treo vận chuyển người.

e) Các công trình khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chứng nhận chất lượng phù hợp:

a) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng xuất phát từ lợi ích cộng đồng;

b) Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan xuất phát từ lợi ích của mình (lợi ích của các cá nhân mua, thuê, sở hữu hoặc các tổ chức bán bảo hiểm cho công trình …);

c) Chứng nhận chất lượng phù hợp có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các yêu cầu về an toàn chịu lực, an toàn sử dụng, khai thác, vận hành và các nội dung cần thiết khác đối với các công trình, hạng mục công trình.

3. Đối với các công trình được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng tổ chức kiểm tra hoặc nghiệm thu thì không phải chứng nhận an toàn chịu lực, chứng nhận chất lượng phù hợp trừ trường hợp có yêu cầu riêng.